Trong các khu vực bếp của nhà hàng, khách sạn và quán ăn, việc sử dụng thiết bị nấu nướng công suất lớn và hoạt động liên tục có thể gây ra nhiều nguy cơ về cháy nổ. Vì vậy, việc lắp đặt một hệ thống Range Guard hiện đại và hiệu quả không chỉ nhằm đáp ứng các quy định pháp lý mà còn là biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho cơ sở kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng con người và tài sản khỏi nguy cơ hỏa hoạn.
Các thành phần của hệ thống hệ thống Range Guard nhà bếp
Hệ thống chữa cháy bếp Range Guard là hệ thống chữa cháy tự động sử dụng hóa chất ướt (Wet Chemical Range Guard). Hệ thống này được thiết kế đặc biệt để chữa cháy cho bếp tại nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện,…
Các thành phần chính của hệ thống bao gồm:
- Bình chứa hóa chất K – dung dịch Potassium Carbonate, với bốn dung tích bình chứa: 1.25 G (Gallon), 2.5 G, 4 G và 6 G.
- Bộ cảm biến phát hiện đám cháy và điều khiển phun hóa chất khi xảy ra cháy, bao gồm cầu chì và hệ thống dây cáp thép không gỉ kết nối, bộ kích A+ control head (tự động xả), và nút kéo xả bằng tay (xả thủ công).
- Bộ phận xả bao gồm đầu phun và ống dẫn.
.png)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bếp Range Guard
Hệ thống Range Guard hoạt động theo hai chế độ:
-
Chế độ tự động:
Khi xảy ra cháy, nhiệt độ trong các chụp hút tăng lên đến mức nóng chảy của các đầu dò nhiệt (Fusible) 182oC. Khi một đầu dò nhiệt nào đó bị đứt, dây cáp kích hoạt của bộ kích A+ Control Head sẽ được giải phóng, lúc này bộ kích A+ Control Head sẽ kích hoạt xả khí CO2 từ bình kích để mở van đầu chai của bình hóa chất Range Guard, hóa chất này sẽ được xả qua hệ thống ống dẫn đến các đầu phun.
Một công tắc (Microswitch) bên trong bộ kích A+ Control Head có nhiệm vụ đóng dòng điện 24VDC từ bộ cấp nguồn (Power Supply Unit) cho cuộn dây của Relay, nhằm cung cấp thêm các tiếp điểm phụ. Các tiếp điểm khô (NO/NC) của relay này được sử dụng để điều khiển chuông báo cháy và giao tiếp với các hệ thống khác như hệ thống báo cháy, van ngắt gas,…
-
Chế độ thủ công:
Khi xảy ra cháy, nếu hệ thống đầu dò nhiệt chưa bị tác động nhưng cần phải xả hóa chất ngay lập tức để dập lửa, người dùng có thể kéo nút Manual Pull để kích hoạt hệ thống. Quá trình này tương tự như khi hệ thống hoạt động ở chế độ tự động.

Hoạt động của van ngắt gas: Trong trạng thái bình thường, van ngắt gas mở để khí gas cung cấp cho hệ thống bếp. Khi có sự cố cháy, hệ thống chữa cháy bếp Range Guard sẽ bị kích hoạt, cung cấp nguồn 24VDC qua tiếp điểm Relay phụ đến cuộn dây của van ngắt gas. Lúc này, van sẽ đóng lại, ngăn chặn dòng khí gas đến hệ thống bếp.
Lưu ý: Khi xảy ra cháy, van ngắt gas sẽ khóa đồng thời với việc phun hóa chất.
Vị trí lắp đặt hệ thống chữa cháy trong bếp
Hệ thống Range Guard chữa cháy bếp được thiết kế để bảo vệ các thiết bị công nghiệp lớn như bếp nấu, lò nướng, nồi chiên,… Do đó, chúng thường được lắp đặt ở các vị trí bên trong máy hút mùi trên bếp hoặc gần khu vực bếp. Thiết bị này có kích thước nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích, vì vậy ngay cả trong không gian bếp hạn chế vẫn có thể sử dụng được hệ thống chữa cháy.
Tiêu chuẩn thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy nhà bếp
Theo tiêu chuẩn NFPA 17A: 2002, thiết kế và lắp đặt hệ thống Range Guard cho nhà bếp cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa:
- Tất cả các thành phần của hệ thống phải được liệt kê, dán nhãn và cài đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.- Hệ thống chữa cháy phải tuân thủ tiêu chuẩn UL300, có khả năng dập tắt các đám cháy do dầu mỡ gây ra.
- Thiết bị nấu ăn, máy hút mùi và ống xả nhánh cần được kết nối trực tiếp với hệ thống chữa cháy để đảm bảo an toàn.
- Các vòi phun bảo vệ nồi chiên cần được kiểm tra theo tiêu chuẩn UL199E.
- Đường ống và ống xả phải được làm từ vật liệu phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.
- Hệ thống dây điện và thiết bị lắp đặt phải tuân thủ tiêu chuẩn NFPA 70: 2008.
- Bình chứa hóa chất chữa cháy nên được đặt ở vị trí dễ dàng cho việc kiểm tra và bảo trì.
- Bình chứa hóa chất cần được bố trí ở những nơi thuận lợi để phát hiện nguy hiểm kịp thời.
- Vòi phun hóa chất chữa cháy phải được làm từ vật liệu chống cháy, không bị ăn mòn và phải được đánh dấu rõ ràng để dễ nhận biết.
- Hệ thống chữa cháy trong bếp cần được kích hoạt bằng cả hai phương pháp thủ công và tự động.
- Thiết bị kích hoạt hệ thống chữa cháy thủ công nên được đặt gần cửa ra vào khu vực bếp.
- Cần cung cấp hướng dẫn thao tác cho van thủ công.
- Quá trình cung cấp nhiên liệu hoặc điện cho các thiết bị bếp cần thực hiện theo cách thủ công.
- Mỗi ống xả cần được trang bị ít nhất một đầu dò nhiệt.
.png)
Những điều cần chú ý khi thiết kế hệ thống Range Guard chữa cháy cho nhà bếp
Trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ có thể tích tụ trên bề mặt thiết bị (bề mặt bếp), bên trong họng gió của chụp hút (Open Duct) và bên trong chụp hút (Plenum). Khi xảy ra hỏa hoạn, ngọn lửa thường lan rộng tại ba vị trí này. Do đó, khi thiết kế cần phải lắp đặt vòi phun ở ba khu vực sau:
- Phun bảo vệ các thiết bị nấu ăn (Cooking Appliances)
- Phun tại khu vực họng gió của chụp hút (Duct)
- Phun ngang trong chụp hút (Plenum).
Đầu tư thi công lắp đặt hệ thống Range Guard chữa cháy bếp chuyên nghiệp không chỉ bảo vệ tài sản và con người mà còn tạo dựng lòng tin và sự an tâm cho khách hàng cũng như nhân viên. Điều này góp phần tạo ra một môi trường làm việc và kinh doanh an toàn và bền vững.
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế, thi công hệ thống chữa cháy bếp đúng chuẩn, đừng ngần ngại liên hệ TKfire để được tư vấn chi tiết hơn!
CÔNG TY CỔ PHẦN TKFIRE VIỆT NAM
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
- Địa chỉ: 243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0932 102 114
- Email: info@tkfire.com.vn
- Website: TKfire.com.vn
TRỤ SỞ CHÍNH TP.HCM
- Địa chỉ: 2/16 Võ Trường Toản, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0932 102 114
- Email: info@tkfire.com.vn
- Website: TKfire.com.vn