Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Đảm bảo an toàn với dịch vụ PCCC hàng đầu!

Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
04/10/2024 04:43 PM 2 Lượt xem

    Trong bối cảnh tính an toàn PCCC ngày càng được chú trọng, việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy là yêu cầu bắt buộc đối với các công trình xây dựng và doanh nghiệp. Giấy phép này không chỉ đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật mà còn giúp giảm thiểu rủi ro cháy nổ, bảo vệ tính mạng và tài sản. Tuy nhiên, quá trình xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp. Vì vậy, dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp của TK Fire ra đời để hỗ trợ  thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

    Vai trò của giấy phép phòng cháy chữa cháy

    Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?

    Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) là loại giấy tờ pháp lý được dùng để chứng minh đối tượng, doanh nghiệp được cấp phép đã đáp ứng đủ tất cả điều kiện trong PCCC theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những điều bắt buộc khi một tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh các lĩnh vực có yêu cầu về PCCC.

    Vai trò của giấy phép phòng cháy chữa cháy

    Thủ tục xin cấp giấy phép PCCC là một trong những điều kiện bắt buộc và rất quan trọng đối với một số ngành nghề. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây hỏa hoạn, cháy nổ đồng thời có những phương án xử lý dập tắt đám cháy kịp thời, nhanh chóng để giảm thiểu thiệt hại đáng tiếc về người lẫn tài sản.

    Nếu đơn vị kinh doanh không chấp hành đúng các quy định trong PCCC sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, quy định xử phạt hành chính về PCCC theo nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: 

    • Đối với các công trình thuộc diện cần thẩm duyệt về PCCC nhưng không có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế thi công PCCC phạt tiền từ 15 triệu - 25 triệu.
    • Đối với hành vi đưa hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào hoạt động mà không có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu - 50 triệu.
    • Đối với hành vi đưa hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận hay văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC  sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu - 50 triệu.

    Những đối tượng bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy

    (Theo phụ lục 1 nghị định 136/2020/NĐ-CP)

    Các đối tượng cần làm giấy phép phòng cháy chữa cháy là:

    • Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cao trên 5 tầng hay có khối tích trên 5.000m3 và trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn
    • Tòa chung cư, nhà tập thể hay ký túc xá
    • Trường học các cấp: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Cao Đẳng, Đại Học, trung cấp, trung tâm giáp dục được thành lập hợp pháp
    • Trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng ăn uống
    • Nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, các cơ sở lưu trú hợp pháp theo quy định luật du lịch
    • Nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; quán karaoke, vũ trường, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện; cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp; cơ sở vui chơi giải trí;
    • Bệnh viện, các cơ sở y tế khám chữa bệnh; Cơ sở phòng chống dịch bệnh, Trung tâm y tế, cơ sở y tế; Nhà điều dưỡng, trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, viện dưỡng lão quy mô trên 21 giường;
    • Bảo tàng, thư viện, nhà trưng bày, triển lãm, nhà sách, hội chợ, cơ sở tôn giáo;
    • Bưu điện, truyền hình, cơ sở truyền thanh, viễn thông; trung tâm quản lý dữ liệu, nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
    • Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa cấp IV trở lên; bến xe cấp huyện, nhà ga đường sắt diện tích sàn trên 500m2;
    • Các cơ sở thể thao bao gồm: sân vận động, nhà thi đấu thể thao, trung tâm thể dục thể thao, cung thi đấu trong nhà, trường đua, trường bắn,...
    • Nhà xưởng công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E;
    • Các công trình công nghệ cao trên 5 tầng/khối tích 5.000m3;
    • Bãi giữ xe, garage xe được thành lập theo quy định pháp luật;
    • Nhà máy điện, trạm biến áp;
    • Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài trên 500m;
    • Các dự án quy hoạch, bao gồm: quy hoạch xây dựng mới, cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất; Cải tạo hay xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến PCCC của khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
    • Kho vật liệu, vũ khí, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến hay vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp;
    • Cửa hàng xăng dầu trên 1 cây bơm, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn trên 70kg;
    • Nhà kho hàng hóa, vật tư dễ cháy có khối tích trên 1.000m3;
    • Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ gây cháy, nổ, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình.

    Xem thêm >>> Tìm hiểu chi tiết những đối tượng cần xin giấy phép PCCC

    Thủ tục làm dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

    Để dễ dàng cho việc làm thủ tục cấp phép PCCC, quý khách hàng có thể tham khảo quy trình dưới đây!

    Chuẩn bị hồ sơ

    • Bản sao chứng thực giấy từ chứng nhận đăng ký kinh doanh
    • Văn bản đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện về PCCC
    • Danh sách thống kê các thiết bị PCCC
    • Danh sách nhân viên đã được tập huấn PCCC
    • Các giải pháp, phương án PCCC

    Nộp hồ sơ

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin cấp phép PCCC cho cơ quan có thẩm quyền bằng các hình thức như sau:

    • Nộp Trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC hoặc phòng cảnh sát PCCC
    • Nộp Trực tuyến qua cổng dịch vụ công
    • Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích

    Chờ xét duyệt hồ sơ

    Cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin và tính hợp lệ. Dựa theo nghị định 136/2020/NĐ-CP, thời gian để xét duyệt và cấp giấy phép PCCC sẽ trong khoảng 5-15 ngày làm việc (Tính từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ). Trong trường hợp không được cấp phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả văn bản kết quả, nên rõ lý do từ chốt xét duyệt.

    Lưu ý: Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày được cấp. Vậy nên, các tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

    Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại TP HCM - TK Fire

    Giấy phép PCCC là một trong những văn bản pháp lý quan trọng và bắt buộc mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải cần có trước khi muốn đi vào hoạt động. Hiểu được rằng, việc chuẩn bị hồ sơ và thực hiện quy trình làm thủ tục xin giấy phép khiến nhiều người vẫn còn thấy khó khăn, vậy nên, TK Fire đã mang đến dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại TP HCM.

    Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thẩm duyệt, bảo trì hệ thống PCCC cho nhiều công trình từ lớn tới nhỏ như nhà trọ, chung cư, khách sạn, trường học.... Chúng tôi cam kết:

    • Cam kết hoàn tất thủ tục pháp lý một cách dễ dàng, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC.
    • Đội ngũ chuyên gia PCCC tại TK Fire sẽ hỗ trợ bạn từ bước tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến việc làm việc với cơ quan chức năng.
    • Cam kết xử lý hồ sơ nhanh gọn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
    • Quý khách hàng sẽ nhận được dịch vụ chuyên nghiệp với mức giá cạnh tranh, không phát sinh chi phí không đáng có.

    Việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không chỉ đảm bảo tính pháp lý mà còn là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp và công trình. Với sự hỗ trợ của các dịch vụ chuyên nghiệp, bạn sẽ không phải lo lắng về quy trình thủ tục rườm rà, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

    CÔNG TY CỔ PHẦN TKFIRE VIỆT NAM

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI

    • Địa chỉ: 243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Hotline: 0909 898 150
    • Email: thao.nv1090@gmail.com
    • Website: TKfire.com.vn

    TRỤ SỞ CHÍNH TP.HCM

    • Địa chỉ: 2/16 Võ Trường Toản, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh        
    • Hotline: 0909 898 150
    • Email: thao.nv1090@gmail.com
    • Website: TKfire.com.vn
    Zalo
    Hotline