Tiêu chuẩn an toàn cháy TCVN 3254:1989 được áp dụng cho các công trình sản xuất, các công trình công cộng và sinh hoạt thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Vậy đến nay, tiêu chuẩn an toàn cháy TCVN 3254:1989 còn hiệu lực không? Cùng Tkfire tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
TCVN 3254:1989 là gì?
Tiêu chuẩn an toàn cháy TCVN 3254:1989 là tiêu chuẩn chung áp dụng cho các công trình công cộng, công trình sản xuất, công trình sinh hoạt thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân và quy định những yêu cầu chung nhằm đảm bảo an toàn cháy cho các công trình nêu trên.
Thông tin văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254:1989 về an toàn cháy
Số hiệu
Standard Number TCVN 3254:1989 Năm ban hành 1989Publication date Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese An toàn cháy - Yêu cầu chung |
Tên tiếng Anh
Title in English Fire protection - General safety requirements |
Thay thế cho
Replace TCVN 3254:1979 |
Lịch sử soát xét
History of version
|
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field 13.220 - Bảo vệ chống cháy và nổ |
Lĩnh vực chuyên ngành
Specialized field 4.2.1 - An toàn cháy nổ công trình |
Số trang
Page 21 |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình sản xuất, các công trình công cộng và sinh hoạt thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân và quy định những yêu cầu chung để bảo đảm an toàn cháy cho các công trình đó. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có). |
Quyết định công bố
Decision number 2729/QĐ-BKHCN , Ngày 09-12-2008 |
Nội dung văn bản TCVN 3254:1989
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCVN 3254:1989
AN TOÀN CHÁY – YÊU CẦU CHUNG
Fire safety – General requirements
1. Quy định chung
1.1. Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này, các cơ sở còn phải tuân theo những quy định trong TCVN 2622 – 1978, các tiêu chuẩn và quy phạm an toàn cháy cho các công trình riêng biệt.
1.2. Để bảo đảm an toàn cháy phải có:
Hệ thống phòng cháy
Hệ thống chống cháy.
1.3. Hệ thống phòng cháy phải được nghiên cứu xác định cho mỗi công trình cụ thể để trong quá trình sử dụng, không xảy ra cháy.
1.4. Hệ thống chống cháy phải được nghiên cứu xác định cho mỗi công trình cụ thể để khi xảy ra cháy, có đủ khả năng hạn chế quy mô, dập tắt được đám cháy, hạn chế thiệt hại về người và công trình.
1.5. Những tính toán cần thiết cho hệ thống phòng cháy và chống cháy, cũng như việc xác định các số liệu ban đầu phục vụ cho các tính toán đó phải do các Bộ và các Tổng cục tiến hành phù hợp với các tài liệu, tiêu chuẩn đã được ban hành.
1.6. Những yếu tố nguy hiểm và có hại do cháy tác động đến con người bao gồm: Lửa và tia lửa
Nhiệt độ cao của không khí và đồ vật.
Các yếu tố độc hại do cháy tạo nên
Khói
Nồng độ ôxy (O2) bị giảm thấp
Sự đổ vỡ của nhà, công trình và thiết bị.
Nổ.
1.7. Phải bảo đảm an toàn cho người khi xảy ra cháy ở bất kì vị trí nào của công trình.
1.8. Phải bảo đảm an toàn cháy cho công trình khi hoạt động bình thường, cũng như khi cải tạo, sửa chữa và có sự cố.
1.9. Mỗi cơ sở phải tính toán hiệu quả kinh tế của các biện pháp phòng cháy và chống cháy.
2. Những yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy.
2.1. Để phòng ngừa cháy phải thực hiện các biện pháp sau: Ngăn ngừa sự hình thành môi trường dễ cháy.
Ngăn ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy.
Duy trì nhiệt độ của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép có thể cháy được.
Duy trì áp suất của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn áp suất giới hạn cho phép có thể cháy được.
Giảm quy mô hình thành môi trường dễ cháy thấp hơn quy mô tối đa cho phép theo tính chất này.
2.2. Để ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy phải tuân theo các quy định về: Nồng độ cho phép của các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc các chất ở thể bụi bay lơ lửng.
Nồng độ cần thiết của chất kìm hãm cháy trong các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc lỏng.
Nồng độ cho phép ôxy (O2) hoặc các chất ôxy hóa khác trong chất khí và hỗn hợp chất dễ cháy. Những chỉ số dễ cháy của vật chất được giới thiệu trong phụ lục 2 của tiêu chuẩn này.
2.3. Để ngăn ngừa sự hình thành nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy phải:
Có quy định về thiết kế chế tạo, sử dụng vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị, vật liệu và các sản phẩm có thể là nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy.
Sử dụng các thiết bị điện phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy nổ của gian, phòng, những thiết bị đặt bên ngoài và phù hợp với nhóm, loại hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.
Sử dụng quá trình công nghệ và thiết bị thỏa mãn các yêu cầu an toàn về tia lửa tĩnh điện. Có biện pháp chống sét, nối đất cho nhà, công trình và thiết bị.
Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép của bề mặt thiết bị, sản phẩm và vật liệu khi tiếp xúc với môi trường dễ cháy.
Quy định năng lượng lớn nhất cho phép của tia lửa điện trong môi trường dễ cháy. Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép khi đốt nóng các chất, vật liệu và kết cấu dễ cháy.
Sử dụng dụng cụ không phát ra tia lửa điện khi làm việc với các chất dễ cháy.
Loại trừ sự tiếp xúc với các chất dẫn lửa và các vật bị nung nóng vượt quá nhiệt độ quy định trong điều 2.3 với không khí.
Loại trừ những khả năng có thể dẫn đến tự cháy do nhiệt, phản ứng hóa học hoặc các sinh vật từ các chất vật liệu, sản phẩm và kết cấu công trình.
Cấm dùng ngọn lửa trần trong môi trường dễ cháy.
3. Những yêu cầu đối với hệ thống chống cháy
3.1.Để chống cháy phải thực hiện các biện pháp sau:
Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy và khó cháy thay cho các chất và vật liệu dễ cháy.
Hạn chế số lượng chất dễ cháy và xếp đặt hợp lí các chất đó. Cách li môi trường dễ cháy.
Ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy.
Sử dụng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy, nổ của công trình.
Có lối thoát nạn.
Sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân. Sử dụng các phương tiện chữa cháy
Sử dụng hệ thống thoát khói
Sử dụng thiết bị báo cháy tự động và các phương tiện báo cháy khác.
Tổ chức lực lượng báo cháy cơ sở.
3.2. Để hạn chế số lượng các chất dễ cháy phải tuân theo các quy định sau đây:
…
…/.
Xem thêm >>> TCXD | TCVN 3254:1989 Về: An Toàn Cháy - Yêu Cầu Chung
Tiêu chuẩn an toàn cháy TCVN 3254:1989 còn hiệu lực không?
Như đã đề cập ở trên, đến nay điều khoản được áp dụng trong Tiêu chuẩn an toàn cháy TCVN 3254:1989 đã HẾT HIỆU LỰC.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TKFIRE VIỆT NAM
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
- Địa chỉ: 243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0932 102 114
- Email: info@tkfire.com.vn
- Website: TKfire.com.vn
TRỤ SỞ CHÍNH TP.HCM
- Địa chỉ: 2/16 Võ Trường Toản, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0932 102 114
- Email: info@tkfire.com.vn
- Website: TKfire.com.vn