Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC

Đảm bảo an toàn với dịch vụ PCCC hàng đầu!

Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC
07/10/2024 04:26 PM 3 Lượt xem

    Trong lĩnh vực xây dựng và thi công các công trình, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật. Để công trình chính thức đi vào hoạt động, chủ đầu tư cần trải qua quá trình nghiệm thu và kiểm tra hệ thống PCCC. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC, từ các bước chuẩn bị đến quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật và an toàn cho công trình.

    Quy định về công tác chuẩn bị kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC năm 2022

    Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Phụ lục III ban hành như sau:

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với nhóm B, C kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu thực tế tại công trình, phương tiện giao thông cơ giới.

    Tiếp đó, cán bộ thụ lý hồ sơ có trách nhiệm để xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (tham khảo mẫu số 01); văn bản thông báo cho chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký và gửi cho chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới và đơn vị phối hợp kiểm tra.

    Đồng thời, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ kiểm tra nghiệm thu.

    Quy định về công tác chuẩn bị kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC

    Quy định về trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC 

    Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Phụ lục III ban hành như sau:

    * Trình tự kiểm tra gồm 06 bước sau:

    Bước 1: Kiểm tra thành phần tham gia nghiệm thu

    Đoàn kiểm tra có mặt trước ít nhất 5 phút so với thời gian bắt đầu làm việc. Cán bộ thụ lý hồ sơ kiểm tra thành phần các đơn vị tham gia gồm:

    - Đại diện chủ đầu tư phải là người đại diện theo pháp luật, trường hợp ủy quyền phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

    - Đơn vị tư vấn giám sát hoặc cán bộ được phân công giám sát của chủ đầu tư,

    - Đơn vị thi công hệ thống PCCC và các đơn vị thi công khác có liên quan đến PCCC.

    Bước 2: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

    Khi thành phần tham dự buổi làm việc đã có mặt đủ hoặc đến giờ làm việc, cán bộ thụ lý hồ sơ đại diện đoàn đứng dậy, chào theo điều lệnh CAND và tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần đoàn. Đề nghị chủ đầu tư giới thiệu thành phần tham gia.

    Bước 3: Đồng chí Trưởng đoàn phát biểu và thông báo nội dung kiểm tra, bao gồm:

    - Phổ biến kế hoạch kiểm tra, - Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tình hình kết quả thi công, nghiệm thu;

    Bước 4: Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu:

    - Đồng chí Trưởng đoàn phân công cho các thành viên đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ nghiệm thu do chủ đầu tư chuẩn bị theo quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ và ghi nhận, đánh giá kết quả;

    - Đại diện đoàn kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.

    Xem thêm >>> Danh mục thiết bị PCCC phải kiểm định theo Nghị Định 136/2020/NĐ-CP

    Bước 5: Kiểm tra thực tế thi công, thử nghiệm hoạt động của các hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan theo hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt về PCCC:

    - Yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công chuẩn bị các điều kiện để kiểm tra, thử nghiệm các hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan theo như kế hoạch kiểm tra (bản vẽ đã được thẩm duyệt và các phương tiện, thiết bị phục vụ kiểm tra);

    - Thống nhất nội dung kiểm tra thực tế, căn cứ tình hình kiểm tra có thể chia thành các tổ kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra; Tổ chức kiểm tra thực tế theo trình tự hướng dẫn tại mục 2.2.1.2 của phần này;

    Lưu ý: Tuỳ tình hình thực tế và đặc điểm công trình, sau khi giới thiệu và thông báo nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thể yêu cầu tiến hành đi khảo sát thực tế công trình, sau đó về phòng họp, xem xét hồ sơ để dự kiến lộ trình kiểm tra thực tế thi công và thử nghiệm hệ thống.

    Bước 6: Lập và thông qua biên bản kiểm tra

    - Sau khi tập hợp nội dung, đánh giá kết quả kiểm tra của các thành viên, cán bộ thụ lý hồ sơ tiến hành lập biên bản (mẫu số 02 và mẫu số 03):

    - Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện vi phạm quy định về PCCC, thì căn cứ quy định của pháp luật đoàn kiểm tra phải thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ theo quy định và thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm;

    - Trưởng Đoàn thông qua và thống nhất nội dung biên bản kiểm tra (BBKT) với chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các bên có liên quan;

    - In và lấy chữ ký tại chỗ của các đơn vị, yêu cầu đóng dấu xác nhận của chủ đầu tư (nếu có);

    - Trưởng Đoàn tuyên bố kết thúc buổi kiểm tra, Đoàn chào theo điều lệnh CAND và ra về.

    Xem thêm >>> Mẫu PC03 – Giải quyết thủ tục hành chính về PCCC

    Trên đây là toàn bộ thông tin về trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC được Pháp luật ban hành. Các chủ đầu tư, doanh nghiệp cần tư vấn rõ hơn về trình tự, thủ tục xin phép nghiệm thu PCCC, có thể liên hệ TKfire để được hỗ trợ!

    CÔNG TY CỔ PHẦN TKFIRE VIỆT NAM

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI

    • Địa chỉ: 243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Hotline: 0909 898 150
    • Email: thao.nv1090@gmail.com
    • Website: TKfire.com.vn

    TRỤ SỞ CHÍNH TP.HCM

    • Địa chỉ: 2/16 Võ Trường Toản, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh        
    • Hotline: 0909 898 150
    • Email: thao.nv1090@gmail.com
    • Website: TKfire.com.vn
    Zalo
    Hotline