Mẫu Biên Bản Nghiệm Thu Bảo Trì PCCC MớI Nhất 2024

Đảm bảo an toàn với dịch vụ PCCC hàng đầu!

Mẫu Biên Bản Nghiệm Thu Bảo Trì PCCC MớI Nhất 2024
23/08/2024 01:11 PM 51 Lượt xem

    Biên bản nghiệm thu bảo trì PCCC có thể giúp ban quản lý các tòa nhà, dễ dàng theo dõi, kiểm soát được quá trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC. Bạn hãy cùng TKFIRE tìm hiểu về biên bản này qua bài viết sau.

    Như thế nào là biên bản bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy?

    Biên bản nghiệm thu bảo trì PCCC là tài liệu quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy. Biên bản này ghi nhận số lượng thiết bị đã được bảo trì, các công việc đã thực hiện, và đánh giá chất lượng công việc.

    biên bản bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
    Biên bản bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

    Mẫu biên bản bảo dưỡng bảo trì hệ thống PCCC

    Nội dung của biên bản nghiệm thu bảo trì PCCC TPHCM nêu rõ các công việc đã thực hiện và thiết bị cần được bảo trì để đảm bảo hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy. Đây cũng là căn cứ để đánh giá kết quả chất lượng của hệ thống PCCC sau khi hoàn tất công tác bảo trì.

    TÊN ĐƠN VỊ                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    BIÊN BẢN NGHIỆM THU, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

    Ngày…, tháng…., năm…. 

    1.Bên A

    Ông / Bà:……………………………..                  Chức vụ:………………………..
    Địa chỉ:………………………………..
    Số điện thoại:………………………. Số Fax:………………………….
    Số tài khoản:……………………… Mở tại ngân hàng:……………………………

    2.Bên B

    Ông / Bà:……………………………. Chức vụ:……………………………….
    Địa chỉ:………………………………
    Số điện thoại:………………………….. Số Fax:……………………………………
    Số tài khoản:……………………………. Mã số thuế:……………………………….
    Mở tại ngân hàng:…………………………………………………………………………………

    Hai bên đã thống nhất nghiệm thu bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảo dưỡng hệ thống PCCC với những nội dung chính sau đây:

    • Bên B đã hoàn thành viên bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị sau cho Bên A theo đúng hợp đồng hai bên đã thỏa thuận:
    TT Loại thiết bị Số lượng / số lần đã bảo dưỡng, sửa chữa Kết quả Đơn giá Thành tiền
    1          
    2          
    • Bên A đã kiểm tra, vận hành thử trang thiết bị sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, đảm bảo chất lượng, vận hành ổn định.

    Bên A

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Bên B

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Trọn bộ hồ sơ nghiệm thu bảo trì hệ thống PCCC

    Theo quy định tại Mục 2 » Điều 15 » Chương II của nghị định 136/2020/NĐ-CP. (Trước đây là Điểm B » Mục 2 » Điều 17 » Chương II của nghị định 79/2014/NĐ-CP. Nghị định này được thay thế bằng nghị định 136/2020/NĐ-CP). Biên bản nghiệm thu PCCC và Hồ sơ nghiệm thu PCCC bao gồm:

    • Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát (Bản sao);
    • Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện (Bản sao);
    • Biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và tổng thể;
    • Bản vẽ hoàn công hệ thống và các hạng mục liên quan phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt;
    • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống PCCC và các hệ thống liên quan của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
    • Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan;
    • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống PCCC (Bản sao).

    >>> Xem thêm:  tư vấn thủ tục xin phép nghiệm thu về PCCC 

    Quy định về nghiệm thu bảo trì PCCC

    Các văn bản pháp luật hiện hành quy định chi tiết về  nghiệm thu bảo trì PCCC như sau: 

    Quy định về người thực hiện nghiệm thu bảo trì PCCC

    Theo Thông tư 17/2021/TT-BCA ngày 5/02/2021, có hiệu lực từ ngày 22/03/2021, thay thế Thông tư 52/2014/TT-BCA, các quy định về  nghiệm thu bảo trì PCCC  được quy định rõ ràng. Theo đó, việc kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện và thiết bị PCCC phải được thực hiện bởi các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn PCCC của cơ sở. Những cá nhân thực hiện nhiệm vụ này cần phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp.

    Người thực hiện nghiệm thu bảo trì PCCC phải có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như:

    • PCCC
    • Điện
    • Điện tử
    • Viễn thông
    • Kỹ thuật cơ khí
    • Cơ kỹ thuật

    Các tổ chức và đơn vị thực hiện bảo dưỡng hệ thống PCCC cần đảm bảo có ngành nghề kinh doanh phù hợp, bao gồm:

    • Thi công và lắp đặt hệ thống PCCC
    • Kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống PCCC
    • Hợp đồng bảo dưỡng hệ thống PCCC giữa đơn vị thi công và chủ cơ sở cần được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

    Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc chủ hộ gia đình trong việc quản lý, bảo quản, và bảo dưỡng phương tiện PCCC được quy định tại Điều 13 của Thông tư 17/2021/TT-BCA, bao gồm:​​​​​

    • Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC trong phạm vi quản lý.
    • Lập và quản lý hồ sơ về phương tiện PCCC theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
    • Đào tạo cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở về việc sử dụng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.
    • Phân công người phụ trách công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC.
    • Thống kê và báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC.
    • Kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý và bảo dưỡng phương tiện PCCC.
    • Đảm bảo kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC

    Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, hoặc chủ hộ gia đình trong việc quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) được quy định tại Điều 13 của Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

    •  Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC trong phạm vi quản lý của mình.
    • Tổ chức lập và quản lý hồ sơ liên quan đến phương tiện PCCC theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
    • Tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên và người lao động về việc sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.
    • Phân công người phụ trách công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
    • Thực hiện thống kê và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp cũng như cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC.
    • Kiểm tra và xử lý các vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC.
    •  Đảm bảo có đủ kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

    Trách nhiệm của người được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

    • Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của nhà sản xuất và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
    • Thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; phát hiện kịp thời phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi bảo quản, bảo dưỡng không bảo đảm an toàn để báo cáo cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý, khắc phục.
    •  Thống kê, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
    Quy định về nghiệm thu bảo trì PCCC
    Quy định về nghiệm thu bảo trì PCCC

    Quy định về tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC

    Tần suất biên bản nghiệm thu bảo trì PCCC được quy định cụ thể tại Mục I, Phụ lục VII, Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

    • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng. Các thiết bị này chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
    • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
    • Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
    • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.

    Đối với thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống được quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục VIII Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

    • Các thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan. Các thiết bị đó gồm:
      • Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy
      • Van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.
      • Ông phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại.
      • Chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
    • Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
    • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003 , TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).

    >>> Xem thêm: Thông tư 149/2020/TT-BCA

    TKFIRE - Công ty bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp

    TKFIRE là đơn vị  tư vấn dịch vụ nghiệm thu PCCC TPHCM và Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế qua các công trình phòng cháy chữa cháy và đội ngũ chuyên môn cao, luôn hoàn thành nhanh tiến độ yêu cầu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất. 

    CÔNG TY CỔ PHẦN TKFIRE VIỆT NAM

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI

    • Địa chỉ: 243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Hotline: 0909 898 150
    • Email: thao.nv1090@gmail.com
    • Website: TKfire.com.vn

    TRỤ SỞ CHÍNH TP.HCM

    • Địa chỉ: 2/16 Võ Trường Toản, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh        
    • Hotline: 0909 898 150
    • Email: thao.nv1090@gmail.com
    • Website: TKfire.com.vn
    Zalo
    Hotline